Đăng bởi: Vũ Hoàng Hưng | Tháng Sáu 14, 2011

Phương pháp tổ hợp nhiều trường hợp tải trọng trong phần mềm ANSYS

Nhiều Bà con gửi thư đến Hưng.kcct hỏi cách tổ hợp tải trọng trong ANSYS khi phân tích kết cấu, mọi người đều có nhận xét chung là tổ hợp tải trọng trong ANSYS phức tạp và không clear như trong SAP2000. Bản thân khi mới bắt đầu sử dụng ANSYS cũng có suy nghĩ như vậy do đã quen sử dụng SAP2000 thời gian dài, hiện nay khi sử dụng ANSYS vẫn còn nhiều chỗ liên quan đến tải trọng, trường hợp tải trọng, tổ hợp tải trọng, bước tải trọng…chưa thực sự nắm vững. Dưới đây thông qua một ví dụ nhỏ giải thích quá trình thực hiện tổ hợp tải trọng thông dụng, còn nhiều cách khác hay hơn để cho các cao thủ chỉ giáo.

Hình 1 biểu thị một dầm thép chữ I, có hai trường hợp tải trọng: một là mômen tập trung tác dụng ở điểm nút số 2 (đầu dầm) với giá trị là -1000; hai là mômen phân bố đều ở tất cả các điểm nút với giá trị là 120.

Hình 1: Mô hình dầm thép chữ I

Khi chịu tác dụng của mômen phân bố đều ở tất cả các điểm nút, ứng suất Von mise của dầm được cho ở hình 2.

Hình 2: Ứng suất Von mise và biến hình của dầm thép sau khi chịu tác dụng mô men phân bố đều

Lúc này thông qua: Post1/Load/Write Load Case thiết lập file trường hợp tải trọng dầm chữ I sau khi chịu mômen.

LCWRITE,1,beam

Trong thư mục làm việc, file trường hợp tải trọng này sẽ được lưu lại là beam.101. Sau khi gán tải trọng tập trung đối với mô hình này, ứng suất Von mise và biến hình của dầm thép chữ I được cho ở hình 3.

Hình 3: Ứng suất Von mise và biến hình của dầm thép chữ I sau khi chịu tác dụng của mô men tập trung

Nếu xem xét lấy biến hình xoay của hai trường hợp tải trọng và tiến hành tổ hợp thì có thể lựa chọn Post1/Load Case/Add

LCOPER,ADD,2

Nếu xem xét tổ hợp trường hợp tải trọng thứ nhất với 0.8 lần trường hợp tải trọng thứ hai thì có thể thao tác theo bước dưới đây:

LCFACT,1,1.0

LCFACT,2,0.8


Trả lời

  1. Em chào Thầy! (Em học trường Thủy Lợi nên em biết và gọi cho phải phép ạ)

    Thầy cho em hỏi là sau khi giải với TH1(trường hợp 1) thì lưu ra một file tải trọng (như vidu trên là file beam.101) rồi tiếp tục “gán thêm” tải trọng của TH2 hay là mình làm TH2 độc lập ạ. Rồi khi nào muốn xem tổ hợp tải trọng thì mới lựa chọn thêm TH1 hoặc 0.8TH1 …để xem ạ. Và với mỗi lần lựa chọn tổ hợp TT thì phải solve lại rồi mới xem phải không ạ.

  2. Thay cho em hoi?
    Trong cuon ANSYS tap 1 Cac bai toan co ban o trang 134
    dong KGEN,2,2,3,1,3 va KGEN,2,1,3,1,6 la nhu the nao em chua hieu
    lenh copy nut nhung ko theo quy luat nhu nhung bai truoc
    mong thay giai dap giup

    • KGEN, ITIME, NP1, NP2, NINC, DX, DY, DZ, KINC, NOELEM, IMOVE
      ITIME: số lượng copy (kể cả đối tượng copy)
      NP1: mã điểm nút đầu tiên trong chuỗi đối tượng copy
      NP2: mã điểm nút cuối cùng trong chuỗi đối tượng copy
      NINC: bước tăng từ mã điểm nút đầu đến mã điểm nút cuối
      DX: tịnh tiến theo phương X
      Ví dụ: Ý nghĩa các số trong câu lệnh KGEN,2,2,3,1,3 : copy điểm nút 2 và 3 với số lượng là 2 theo phương X 3 đơn vị
      KGEN,2,1,3,1,6 : copy điểm nút 1, 2 và 3 với số lượng là 2 theo phương X 6 đơn vị
      KGEN,3,1,7,2,,5,: copy điểm nút 1, 3, 5, 7 với số lượng là 3 theo phuong Y 5 dơn vị

  3. em cam on thay

  4. thầy cho em hỏi
    ở trang 134 trong câu lệnh SFBEAM,11:20,1,PRES,25 gán tải trọng phân bố đều từ phần tử 11 đến 20 bước tăng là 1 trị số là 25 nhưng nếu chỉ dùng phương pháp “Giải theo phương thức APDL” thì làm sao để biết được tên mã các phần tử từ 11 đến 20 mà gõ câu lệnh
    cảm ơn thầy!

  5. thầy cho em hỏi
    Câu lệnh ESIZE ở trang 28 là ESIZE,0.2 mà ở trang 134 là ESIZE,0,5 và trang 137 là ESIZE,0,10 và 0,8 có phải do nhầm lẫn ở dấu chấm và dấu phẩy không
    em cảm ơn thầy

  6. Thầy ơi cho em hỏi
    Tại sao thầy phải chia ra 2 trường hợp rồi tổ hợp lại, mà không đặt đồng thời 2 trường hợp lên thanh rồi giải lun 1 lần ạ?
    Giải 2 trường hợp rồi tổ hợp lại khác với giải 1 lúc 2 trường hợp lực khác nhau sao ??


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục